Trẻ bị sổ mũi có nên tắm không? Cách tắm như thế nào cho đúng?

Trẻ bị sổ mũi có nên tắm không? là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Việc tắm rửa trong lúc này có thể gây những ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con. Hãy tham khảo những tư vấn từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em để có những biện pháp chăm sóc khi con bị ốm nhé!

Trẻ bị sổ mũi có nên tắm không?

Rất nhiều cha mẹ băn khoăn không biết liệu trẻ bị sổ mũi có nên tắm. Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Nhi Trung ương, khi trẻ sổ mũi cha mẹ vẫn nên tắm cho con bình thường. Tắm rửa sẽ giúp con loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và giúp cơ thể con khô thoáng, tránh mắc các bệnh liên quan tới da liễu. 

trẻ bị sổ mũi có nên tắm
Trẻ bị sổ mũi vẫn cần phải tắm rửa sạch sẽ

Trẻ bị sổ mũi là tình trạng mà trẻ thường xuyên gặp phải đặc biệt là những bé nhỏ dưới 1 tuổi khi sức đề kháng còn yếu. Bên trong mũi thường có chất nhầy bảo vệ bởi niêm mạc giúp ngăn cản vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập. 

Khi biểu mô trong mũi chịu sự kích thích từ bên ngoài sẽ khiến chất dịch tiết ra nhiều hơn khiến bé bị chảy nước mũi. Trẻ thường bị sổ mũi do cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn…

trẻ bị sổ mũi có nên tắm
Thực hiện tắm đúng cách để bảo vệ sức khỏe bé

Quan niệm dân gian cho rằng, trẻ bị sổ mũi không nên tắm vì bé dễ bị nhiễm lạnh và khiến tình trạng nặng hơn. Thế nhưng thực tế nếu không tắm rửa vi khuẩn sinh sôi trên da do bé sổ mũi rất dễ kèm theo sốt và đổ nhiều mồ hôi. 

Tuy bé vẫn có thể tắm rửa bình thường, nhưng cha mẹ cần biết cách tắm cho bé đúng cách vì lúc này cơ thể bé yếu hơn mọi ngày. Như vậy, sẽ vừa giúp làm sạch cơ thể vừa bảo vệ bé tránh khỏi những tác động gây ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Cách tắm cho bé khi bị sổ mũi

Việc tắm cho trẻ khi bé đang bị sổ mũi cần thực hiện khác hơn so với ngày bình thường. Mẹ tuyệt đối không tắm cho con bằng nước lạnh, nhiệt độ nước hoàn hảo vào khoảng từ 33℃ – 35℃. Nên giữ phòng tắm ấm, có thể bật lò sưởi trước khi tắm khoảng 5 phút để khi bé vào sẽ không bị sốc nhiệt. 

Bước 1: Chuẩn bị sẵn đồ tắm cho bé

Trước khi cho con đi tắm, cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng từ sữa tắm, bông tắm, quần áo, khăn lau người cho bé. Thời gian tắm thích hợp cho con là vào khoảng: 10-10h30; 14-15h. Không nên tắm cho con sau 16h.

trẻ bị sổ mũi có nên tắm
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho bé khi tắm

Bước 2: Tắm cho bé

Sau khi vào phòng tắm, đóng kín cửa tránh gió lùa rồi mới thay quần áo cho con. Tắm cho bé từ trên xuống dưới. Bắt đầu từ mặt, mũi rồi mới tới các bộ phận khác. Không nên ép con tắm khi trẻ đang quấy khóc. 

trẻ bị sổ mũi có nên tắm
Tắm nhanh cho con để tránh bị nhiễm lạnh

Sau khi tắm nên tráng lại người cho con với nước ấm. Trẻ đang bị sổ mũi nên thao tác thực hiện phải nhanh. Thời gian tắm phù hợp chỉ từ 5-7 phút. Không nên tắm lâu vì bé tiếp xúc với nước lạnh lâu sẽ bị sốt, ho lâu hơn. 

Bước 3: Lau người sau khi tắm

Sau khi tắm, nên lau người cho con bằng khăn mềm ngay trong phòng tắm. Sau đó mặc quần áo luôn cho con bằng các loại vải mềm, thấm hút da bé dễ thoát mồ hôi và luôn thông thoáng. 

trẻ bị sổ mũi có nên tắm
Lau sạch người khi tắm để tránh bị nhiễm lạnh

Nhiệt độ phòng tắm với bên ngoài đang có sự chênh lệch nên sau khi tắm không nên để bé ra ngoài luôn vì rất dễ bị sốc nhiệt, cảm đột ngột. Sau khoảng 10-15 phút để thân nhiệt của bé ổn định mới đưa con ra ngoài. 

Cách phòng tránh sổ mũi đơn giản cho các bé

Sổ mũi là tình trạng mà trẻ em rất hay gặp. Bên cạnh các biện pháp sử dụng thuốc uống để điều trị, các mẹ nên học cách giúp con phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bé trước những thay đổi của thời tiết. 

trẻ bị sổ mũi có nên tắm
Giữ ấm cơ thể cho bé trong những ngày thời tiết lạnh
  • Giữ gìn vệ sinh tai, mũi, họng hàng ngày. Đánh răng cho con 2 lần sáng/tối đối với trẻ 2 tuổi trở lên. Những bé nhỏ nên sử dụng gạc rơ lưỡi để vệ sinh răng miệng mỗi ngày hạn chế vi khuẩn gây viêm họng. 
  • Giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết trở lạnh. Thức ăn cần được hâm nóng khi sử dụng, để nhiệt độ phòng thích hợp để bé cảm thấy thoải mái nhất. Không đưa bé ra ngoài trời lạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ thông qua các loại nước uống có bổ sung vitamin, hay các món ăn tăng cường hệ miễn dịch của trẻ… giúp con chống lại những vi khuẩn gây bệnh hiệu quả. 

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc trẻ bị sổ mũi có nên tắm không? Hy vọng đã giúp những ông bố, bà mẹ trẻ có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho con trong những ngày bé bị ốm hiệu quả và đúng cách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *