Các tiêu chuẩn thiết kế cấp phối bê tông

Trong bất kì công trình xây dựng nào, bê tông luôn là thành phần không thể thiếu tạo nên sự rắn chắc cho toàn bộ kết cấu, và để bê tông thành phẩm có chất lượng tốt nhất các kiến trúc sư cần phải đạt các tiêu chuẩn thiết kế cấp phối bê tông nhất định, trong xây dựng có rất nhiều tiêu chuẩn thiết kế cấp phối bê tông khác nhau, bạn có thể tìm hiểu thêm về các tiêu chuẩn này cũng như tầm quan trọng của các vật liệu cấu thành bê tông qua bài viết sau đây.

Thiết kế cấp phối bê tông là gì?

Thiết kế cấp phối bê tông là hoạt động pha trộn các nguyên vật liệu như xi măng, cát , đá, nước và chất phụ gia đối với một số loại bê tông đặc biệt, bê tông có khả năng chịu nén tốt nhưng có tính giòn, nên khả năng chịu kéo kém vì vậy khi đổ bê tông cần thêm cốt thép để tăng cường khả năng chịu kéo của bê tông và đây chính là bê tông cốt thép.

tiêu chuẩn thiết kế cấp phối bê tông

Tuy nhiên thiết kế cấp phối bê tông không chỉ là trộn các vật liệu với nhau, điều quan trọng là phải tính toán và đưa ra tỉ lệ hợp lý của các nguyên liệu trong 1 m3 bê tông, vừa phải đảm bảo kết cấu công trình vừa tích kiệm được chi phí xây dựng.

Các nguyên vật liệu tiêu chuẩn thiết kế cấp phối bê tông

Xi măng 

Trong thiết kế cấp phối bê tông xi măng là nguyên vật liệu vô cùng quan trọng, việc sử dụng loại xi măng gì của nhà sản xuất nào là tốt nhất là điều quan trọng nhất. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại xi măng có thể kể đến như, COTEC, Holcim, Vicem Hà Tiên, Công Thanh, Pomihoa hay Xi măng Vicem Hoàng Mai.

Khi tiến hành chọn xi măng cho công trình các kiến trúc sư và chủ thầu cần quan tâm đến hai yếu tố đầu tiên là yếu tố kỹ thuật, tiếp đến là yếu tố kinh tế, việc chọn mác xi măng đạt tiêu chuẩn thiết kế là điều quan trọng nhất, nếu sử dụng xi măng mác thấp để chế tạo các bê tông có mác cao thì sẽ không đảm bảo được yếu tố kinh tế, còn nếu sử dụng xi măng mác cao để phối bê tông mác thấp thì sẽ không đảm bảo yếu tổ kỹ thuật và tính an toàn vì lượng xi măng sẽ không đủ để liên kết các hạt vật liệu với nhau, đồng thời dễ xuất hiện hiện tượng phân tầng hỗn hợp.

Cát 

Nên dùng loại cát có cỡ hạt to và vừa có độ lớn từ 2 đến 3,3 mm sẽ cho bê tông bền chắc hơn, các loại cát có cỡ hạt nhỏ hạt mịn chỉ thích hợp cho việc trát tường.

Đá

Đá sỏi tạo nên bộ khung chịu lực cho bê tông, vật liệu này có đặc điểm là độ rỗng và diện tích mặt ngoài nhỏ nên cần ít nước, không cần sử dụng nhiều xi măng mà vẫn dễ đầm, dễ đổ, nhưng lực dính kết với vữa xi măng nhỏ, đặc biệt ta không nên sử dụng đá vụn và đá sa thạch để thiết kế cấp phối bê tông.

Nước

Là nguyên liệu chính giúp xi măng phản ứng và hòa trộn cũng các vật liệu khác tạo nên thành phẩm là bê tông, vì vậy nước dùng để trộn bê tông cần có chất lượng tốt không chứa nhiều tạp chất đặc biệt là các kim loại nặng, hay sử dụng nước ở đầm, ao, hồ, nước cống rãnh, nước chứa dầu mỡ, đường, nước có chứa sunfat lớn hơn 0,27%, nước có độ pH < 4 như vậy sẽ ảnh hưởng đến thời gian đông kết và cấu trúc bên trong của bê tông.

Phụ gia bê tông 

Có nhiều loại phụ gia được sử dụng trong cấp phối bê tông có thể kể đến như:

  • Phụ gia giảm nước cho phép giảm nước trong khi trộn và để xi măng dễ đổ hơn.
  • Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết có khả năng kéo dài thời gian ninh kết của hỗn hợp bê tông.
  • Phụ gia cuốn khí có khả năng tạo ra rất nhiều các bọt khí nhỏ trong bê tông giúp nâng cao khả năng chịu đóng băng và tan của bê tông loại này thường được sử dụng khi đổ bê tông ở vùng lạnh giá.
  • Phụ gia đông cứng nhanh là loại phụ gia có khả năng rút ngắn thời gian ninh kết của hỗn hợp bê tông.
  • Phụ gia chống thấm là loại phụ gia có thể giảm mức độ truyền dẫn hơi nước tiết ra ở dạng lỏng từ trong bê tông thoát ra hay đi qua lớp bê tông.
  • Phụ gia trương nở có khả năng tăng thể tích của bê tông để sản xuất bê tông cho bu lông neo, chèn chân cột hay bê tông tự ứng suất.

Ngoài các loại phụ gia trên còn nhiều loại phụ gia khác với nhiều tính năng khác nhau. 

Các tiêu chuẩn thiết kế cấp phối bê tông thông thường

Có rất nhiều tiêu chuẩn trong thiết kế phối bê tông, có thể kể đến như:

  • Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối, Quy phạm thi công và nghiệm thu theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995.
  • Bê tông, phân mác theo cường độ nén theo tiêu chuẩn TCVN 6025:1995. 
  • Các cốt liệu nhẹ cho bê tông, sỏi, dăm sỏi và cát keramzit, phương pháp thử theo tiêu chuẩn TCVN 6221:1997.

tiêu chuẩn thiết kế cấp phối bê tông 1

  • Các cốt liệu nhẹ cho bê tông, sỏi, dăm sỏi và cát keramzit, yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 6220:1997.
  • Cốt liệu cho bê tông và vữa, phương pháp thử theo tiêu chuẩn TCVN 7572:2006.
  • Cốt liệu cho bê tông và vữa, yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006.
  • Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước theo tiêu chuẩn TCVN 7888:2008.
  • Hỗn hợp bê tông thủy công, yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 8228:2009.

Trên đây là một số thông tin về nguyên vật liệu và các tiêu chuẩn thiết kế cấp phối bê tông mong rằng với những thông tin này bạn sẽ hiểu được cấp phối bê tông là gì và các tiêu chuẩn trong cấp phối bê tông.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *