Không phải bất cứ ai cũng hiểu hết được các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng để có thể đọc hiểu được chi tiết loại bản vẽ này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu bạn đọc về những ký hiệu sử dụng trong bản vẽ xây dựng chi tiết, dễ hiểu nhất
Các ký hiệu vật liệu ở trong bản vẽ xây dựng
Để biết có thể đọc được bản vẽ xây dựng nhà ở bạn đọc cần phải hiểu được các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng cơ bản. Đây là bảng thể hiện kí hiệu của các loại vật liệu thường dùng trong bản vẽ xây dựng nhà ở.
Thoạt nhìn lần đầu có thể bạn đọc vẫn còn bỡ ngỡ nhưng khi đã nhìn quen rồi chúng ta sẽ thấy những ký hiệu này rất đơn giản. Khi học thì chúng ta được học tuân thủ theo tiêu chuẩn xây dựng nhưng thực tế khi đi làm sẽ có chút sai khác. Đôi khi kí hiệu trong bản vẽ xây dựng lại khác so với những tiêu chuẩn ban hành, nếu các bạn thể hiện bản vẽ chúng ta nên có các chú thích riêng để tránh sự hiểu nhầm không đáng có.
Các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng về nội thất
Đây là phần ký hiệu về đồ nội thất cơ bản ở trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng. Bên cạnh đó còn có rất nhiều ký hiệu về nội thất khác được quy định trong bản vẽ, tuy nhiên nếu xét riêng bản vẽ xây dựng thì những ký hiệu ở trên đã đủ cho bạn đọc. Ngoài ra chúng ta có thể tiếp cận các vấn đề bằng cách khác như nhìn bản vẽ thấy ký hiệu giống với cái gì thì chúng ta có thể biết được là đồ đó. Các kí hiệu nội thất này được vẽ dựa trên nguyên lý mặt bằng tức là hình chiếu nhìn từ phía trên nhìn xuống với mặt cắt cao khoảng 900mm.
Một số các ký hiệu thường gặp khác trong bản vẽ xây dựng
Ký hiệu cửa đi: Những ký hiệu này dùng để biểu thị các loại cửa như cửa đơn, cửa kép… và cách mở các cánh cửa. Những ký hiệu này sẽ không liên quan đến bất cứ vật liệu cũng như cấu tạo nào của cánh cửa hay kỹ thuật ghép, lắp dựng cửa vào tường.
Ký hiệu cầu thang và đường dốc: Các ký hiệu này thể hiện cho toàn bộ các loại cầu thang và đường dốc thoải, không hề liên quan đến vật liệu xây dựng. Nếu bản vẽ xây dựng có tỉ lệ 1:100 hoặc lớn hơn, ký hiệu cầu thang sẽ phải thể hiện chi tiết cả vật liệu cũng như chi tiết cấu tạo theo đúng với tỉ lệ tính toán của kết cấu.
Ký hiệu vách ngăn: Ký hiệu này dùng để thể hiện bằng các nét liền đậm và kèm theo đó là chú thích về loại vật liệu. Trong trường hợp nếu bản vẽ xây dựng có tỉ lệ 1:50 và lớn hơn, ký hiệu vách ngăn sẽ cần phải thể hiện chi tiết vật liệu cũng như cấu tạo theo đúng tỉ lệ tính toán kết cấu.
Ký hiệu các bộ phận cần sửa: Nếu có bộ phận nào cần sửa, bạn có thể sử dụng những ký hiệu này để gắn thêm chú thích giải thích các thông số kỹ thuật cần thiết nhất.
Cách đọc bản vẽ xây dựng theo đúng trình tự, đơn giản và dễ hiểu nhất
Chắc chắn nhiều quý bạn đọc sẽ băn khoăn không biết cách đọc như thế nào với bản vẽ xây dựng, làm thế nào để hiểu cũng như tránh được tối đa các sai sót trong quá trình thi công. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn tới các bạn đọc trình tự chính xác đọc bản vẽ như sau:
- Bước 1: Khi bạn nhận được bộ hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh của một công trình, bạn cần phải đọc bản vẽ của tổng mặt bằng trước. Bạn đọc cần phải đọc từ phần này để biết được mối liên hệ mật thiết giữa các hạng mục trong ngôi nhà với nhau cũng như không gian cảnh quan ở xung quanh của công trình. Cách đọc khá đơn giản là đọc lần lượt, đọc từ mặt bằng tầng 1, tầng 2… rồi sau đó đến chức năng bên trong của ngôi nhà như phòng khách, phòng thờ, phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh, hành lang, cửa chính, cửa phụ.
- Bước 2: Đọc bản vẽ phối cảnh xung quanh để hiểu cũng như hình dung ra được tổng thể của toàn bộ ngôi nhà sau khi hoàn thiện.
- Bước 3: Đọc bản vẽ mặt đứng để nắm rõ được sơ bộ hình dáng kiến trúc bên ngoài của công trình xây dựng.
- Bước 4: Đọc bản vẽ mặt cắt để nắm rõ không gian mỗi tầng ở trong công trình cần xây dựng.
- Bước 5: Đọc bản vẽ kết cấu, cần phải chú ý đến các thông số như móng, dầm, cột, sàn, cầu thang…
Trên đây là các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng thường xuyên xuất hiện, hy vọng với những thông tin này bạn đọc có thể dễ dàng đọc hiểu bản vẽ.