Những câu hỏi về ngày tết cổ truyền luôn là một chủ đề được các bạn trẻ tìm hiểu để củng cố thêm kiến thức về Tết cổ truyền. Bài viết sau đây sẽ giải thích về Tết cổ truyền và những phong tục cũng như nét đẹp văn hóa Việt Nam.
Những câu hỏi về ngày tết cổ truyền thường gặp
Tết cổ truyền là văn hóa lâu đời của Việt Nam cũng như văn hóa Đông Á. Việt Nam có nhiều tết trong năm như tết trung thu, tết mùng 5-5 nhưng được biết đến nhiều nhất là Tết cổ truyền.
Theo chu kỳ của Mặt trăng nên Tết cổ truyền sẽ muộn hơn tết dương lịch (theo lịch phương Tây). Với quy luật 3 năm nhuận một tháng nền tết cổ truyền sẽ không trước ngày 21-1 dương lịch và sau 19-2 dương lịch. Được coi là lễ hội quan trọng nhất trong năm nên tết của Việt Nam sẽ đánh dấu hết một năm cũ và sang một năm mới cũng như mang mùa xuân tới.
Tết cổ truyền (tết nguyên đán) mang ý nghĩa cảm tạ các vị thần vì mùa xuân đến cùng sự sinh sôi nảy lộc của các loài hoa và cây ngày tết. Là dịp đặc biệt nên các thành viên trong gia đình sẽ sum họp và cùng nhau chia sẻ khoảnh khắc năm mới.
Dù tết đã được công nhận là quốc lễ nhưng vẫn sẽ có sự khác biệt từng vùng miền nhưng vẫn sẽ có tất niên, giao thừa và tân niên. Cách bài trí cũng như ẩm thực mỗi nơi sẽ khác nhau.
Tất niên sẽ là trước 30 để mọi người có thể sum họp và quây quần bên nhau cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc cuối năm.Giao thừa là lúc giao thoa giữa năm cũ và mới, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ để cúng gia tiên cũng như thần linh để cầu may mắn cũng như sức khỏe cho gia đình. Tân niên thì sẽ được tổ chức lễ hội ở mỗi nơi khác nhau và để dành những lời chúc tốt đẹp, may mắn cũng như khởi đầu mới.
Những câu hỏi về ngày tết cổ truyền cũng như mỗi vùng miền sẽ có nét đẹp ẩm thực khác nhau thì Bánh Chưng là món truyền thống của Việt Nam. Với nguyên liệu là gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn được gói trong lá dong hoặc lá chuối và sẽ được các gia đình tự làm.
Bánh tét cũng được dùng nguyên liệu như bánh chưng nhưng các tỉnh miền trong sẽ biến tấu hơn với bánh tét ngọt. Riêng Cần Thơ thì nổi tiếng với bánh tét lá cẩm cùng sắc màu tím riêng biệt.
Thịt đông cùng với dưa hành cũng không thể thiếu trong các mâm cơm ngày tết. Thịt đông được kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu thể hiện sự gắn kết, yêu thương trong gia đình. Ý nghĩa năm mới may mắn và mang hy vọng với màu sắc trong trẻo của món ăn cũng như thuận lợi trong cách làm cũng như mang đi.
Thịt kho tàu mang ý nghĩa gia đình yêu thương cũng như hòa thuận là sự kết hợp nguyên liệu của thịt tươi, trứng và phương pháp ướp gia vị để món thịt có vị đậm đà. Màu nâu vàng đặc trưng giúp món ăn có mặt trong tất cả các bữa ăn của gia đình khi sum vầy.
Những câu hỏi về ngày tết cổ truyền và nét đẹp phong tục ngày tết
Trong năm trước khi đến tết nguyên đán thì cúng ông Công, ông Táo cũng là một phong tục cũng như nét đẹp truyền thống. Ngày 23 tháng chạp là ngày cúng ông Công, ông Táo bay lên trời để bẩm báo những việc trong năm của mỗi gia đình.
Chơi hoa ngày tết cũng là một nét đẹp không thể thiếu khi tết đến xuân về, miền Bắc với không khí lạnh thường chọn chơi hoa đào hoặc quất, nụ tầm xuân… còn miền Nam thì lại chuộng hoa mai với ý nghĩa mang lại hạnh phúc, may mắn.
Thời gian gần đây các loại hoa như hoa cúc, hoa lan cũng rất được ưa với nhiều kiểu trồng và cắm để tạo sự khác biệt. Mâm ngũ quả cũng không thể thiếu khi được đặt trên bàn thờ gia tiên. Với đặc trưng từng vùng miền thì mâm ngũ quả cũng được biến tấu để phù hợp nhưng ý nghĩa không thay đổi.
Ngoài các hoạt động như xin chữ đầu năm, chúc tết, mừng tuổi và xông đất cũng như đi hái lộc đầu năm đều là những nét đẹp trong các dịp tết cổ truyền hàng năm.
Phong tục đi lễ, chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa tâm linh đối với mỗi người Việt. Không chỉ để cầu may mắn, phúc lộc năm mới cũng như để hướng lòng thành kính trong tâm tới đức Phật, gia tiên.
Bài viết trên phần nào đã giải đáp những thắc mắc về tết cũng như những câu hỏi về ngày tết cổ truyền để giải đáp thắc mắc của nhiều bạn trẻ hiện nay. Hãy cùng lan tỏa những thông điệp sâu sắc trong các dịp tết cũng như duy trì được nét đẹp văn hóa hơn nữa.