“Mách” các mẹ cách xử lý nanh sữa ở trẻ sơ sinh đúng nhất

Thời điểm từ 0 tuần đến 12 tuần sau khi được sinh ra, một số trẻ có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, không chịu bú, trên vùng lợi xuất hiện những chấm trắng. Đó là biểu hiện mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh. Làm sao để khắc phục vấn đề nanh sữa ở trẻ, các mẹ có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.

nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Những điều các mẹ cần biết về nanh sữa ở trẻ sơ sinh 

Nanh sữa là gì? Cách nhận biết nanh sữa ở trẻ

Nanh sữa (nang lợi) ở trẻ sơ sinh là một dạng tổn thương lành tính ở trẻ sau khi sinh. Mẹ có thể phát hiện nanh sữa ở bé bằng mắt thường qua các đốm nhỏ màu trắng hoặc màu vàng nhạt ở trên lợi của bé và tự biến mất sau khoảng nửa tháng đến 1 tháng. Các đốm nhỏ này thường có kích thước khoảng từ 2mm đến 3mm. Nanh sữa thường không gây đau đớn, tuy nhiên lại khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, đôi khi còn bỏ bú do nanh sữa bị nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân gây xuất hiện nanh sữa ở trẻ sơ sinh, nanh sữa có nguy hiểm không

Như đã nói ở trên, nanh sữa vốn chỉ là một dạng tổn thương lành tính ở trẻ. Do đó nguyên nhân và tác động của nanh sữa cũng không có gì quá xấu. Nanh sữa có thể hình thành bởi một trong các nguyên nhân như: mảnh vụn của tế bào tuyến nước bọt trong quá trình mang thai đã bị vùi lấp dưới niêm mạc dẫn đến xuất hiện nanh sữa ở vòm miệng hoặc do biểu mô lá răng còn bị sót lại trong quá trình tạo răng gây hình thành răng sữa trên bề mặt lợi. 

Theo lý thuyết, răng sữa tự hình thành và biến mất, không gây bất cứ tác động nào lên cơ thể và quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, có một số trường hợp do miệng bé không được vệ sinh kỹ càng hoặc vùng mọc nanh sữa quá nhạy cảm dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, khi chạm vào nanh sữa của bé sẽ rất đau. Điều này làm cho bé quấy khóc và không chịu bú sữa. Nếu nặng hơn, trẻ có thể bị sốt, loét nơi mọc nanh sữa, khiến không ít mẹ phải lo lắng.

Tham khảo cách xử lý nanh sữa ở trẻ sơ sinh đúng, mang lại hiệu quả nhanh 

nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Sau khi trẻ được sinh ra, các mẹ nên quan tâm tới sức khỏe răng miệng của con. Có thể định kỳ kiểm tra xem vùng lợi của con có xuất hiện nanh sữa hay không. Trường hợp phát hiện con có nanh sữa cũng không cần quá lo lắng, lúc này mẹ nên thường xuyên để ý giữ gìn sức khỏe răng miệng cho con, tránh tình trạng nanh sữa bị viêm, nhiễm trùng. Qua một thời gian nhất định, nanh sữa ở con sẽ tự động biến mất.

Trường hợp nanh sữa khiến con khó chịu, có biểu hiện quấy khóc, không chịu bú, nên đưa bé đến phòng khám để kiểm tra và được bác sĩ tư vấn hướng xử lý. Một trong các cách thường được áp dụng là chích nhể nanh. Tuy nhiên, thủ thuật này cần sự chính xác cao nên mẹ nên đưa bé đến phòng khám hoặc bác sĩ uy tín. Bên cạnh đó, việc chích nhể nanh không giúp nanh sữa biến mất triệt để, nanh sữa có thể mọc lên ở các vị trí khác nên mẹ không được chủ quan mà phải tiếp tục theo dõi vệ sinh răng miệng của bé thật tốt. 

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh tuy không phải vấn đề nguy hiểm nhưng rất cần sự quan tâm, quan sát kỹ lưỡng của các mẹ, nhanh chóng tìm hướng xử lý. Với tình yêu thương thiêng liêng dành cho con trẻ, chúc các mẹ sẽ luôn vững vàng trên hành trình lớn lên cùng con yêu của mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *