Một yếu tố nữa cùng cột để quyết định đến độ bền chắc của công trình đó là phần sàn thì nó chịu lực tải trọng của toàn bộ công trình trong quá trình thi công cũng như sử dụng. Vậy cách bố trí cốt thép dầm như thế nào? nguyên tắc bố trí thép tăng cường trong dầm ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời đúng nhất bạn nhé.
Dầm nhà bê tông cốt thép là gì?
Dầm được định nghĩa là cấu kiện nằm ngang và chỉ chịu tác động của lực mô men uốn và lực cắt. Trên tiết diện thẳng góc, cốt thép được bố trí theo việc tính toán từ điều kiện kiểm tra khả năng chịu mô men uốn. Nhưng trong một số trường hợp, cấu kiện nằm ngang cũng có thể chịu thêm tác động của lực dọc (các khung giằng). Do đó, khi xây dựng chúng ta phải cân nhắc việc tính toán dầm chịu nén uốn đồng thời như cột. Mặt khác mà chúng ta cũng cần cân nhắc việc tính toán cấu kiện theo trường hợp nào chính là giằng chéo.
Trong một công trình xây dựng, cần phải có kế hoạch cụ thể về cách bố trí dầm sàn và khi nào bố trí thép tăng cường dầm sàn vì dầm sàn có vai trò chịu lực cho toàn bộ kết cấu của công trình. Đồng thời, để đảm bảo ngôi nhà có chất lượng tốt thì cần lưu ý những kỹ thuật khi xây dựng.
Cấu tạo của cốt thép là gì
Cốt thép cấu tạo về bản chất giống với cốt thép chịu lực, do đó tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cốt thép cấu tạo sẽ được xem như cốt thép chịu lực và ngược lại. Cốt thép chịu lực thường được xác định hoặc được kiểm tra bằng tính toán kỹ lưỡng nhất.
Muốn liên kết các cốt chịu lực lại thành khung hoặc lưới và làm giảm sự co ngót của bê tông thì người ta phải đặt các cốt thép cấu tạo vào kết cấu bê tông. Ngoài ra cốt thép cấu tạo còn dùng để chịu ứng suất phát sinh do thay đổi nhỏ của nhiệt độ, cản sự mở rộng các khe nứt bê tông và làm phân bố tác dụng của tải trọng tập trung…
Nguyên tắc bố trí cốt thép trong tiết diện ngang cho dầm
Bố trí thép tăng cường trong dầm theo tiết diện ngang được thực hiện cụ thể qua các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn đường kính tại phần cốt thép dọc dầm
Trong dầm sàn đường kính cốt thép chịu lực thường trong khoảng 12 -25mm. Tại dầm chính có thể lựa chọn đường kính lên tới 32mm. Một điều đáng lưu ý là không nên chọn đường kính lớn quá 1/10 bề rộng dầm. Ngoài ra để tránh nhầm lẫn bạn không nên dùng quá ba loại đường kính cốt thép chịu lực và mỗi đường kính chênh lệch nên nằm trong khoảng 2mm.
Bước 2: Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm
Một điều không thể thiếu là bạn cần phải phân biệt về lớp bảo vệ của phần cốt thép chịu lực cấp 1 và lớp bảo vệ cốt thép đai cấp 2. Đặc biệt, chiều dày về lớp bảo vệ không nên nhỏ hơn so với đường kính cốt thép.
Bước 3: Khoảng hở tại phần cốt thép dầm
Khoảng hở tại phần cốt thép dầm ( khoảng cách thông thủy) không được nhỏ hơn trị số lớn và nhỏ hơn đường kính cốt thép. Trong quá trình đổ bê tông, bố trí thép dầm móng phải tuân thủ quy định sau:
- Phần cốt thép đặt dưới to = 25mm.
- Phần cốt thép đặt trên to = 30mm.
- Nếu như cốt thép được đặt thành 2 hàng thì các hàng phía trên to=50mm (trừ hai hàng dưới cùng ). Chú ý rằng trong mỗi vùng đặt cốt thép thành nhiều hàng không nên đặt cốt thép ở hàng trên vào khe hở ở hàng dưới.
- Nếu thi công bằng đầm dùi thì khoảng hở ở các lớp phía trên phải đảm bảo việc đút lọt đầm dùi.
Bước 4: Bố trí thép dầm giao nhau tại cốt thép dầm
Tạo thành điểm vuông góc, giao nhau tại liên kết giữa dầm sàn và dầm khung (còn gọi là dầm chính). Nên đặt cốt thép dầm chính bên dưới với cốt dọc tại dầm sàn để tránh việc cốt thép của hai dầm có thể vướng vào nhau, nhất là phần các thanh phía trên. Nếu bạn bố trí cốt thép phần bên trên dầm sàn thành 2 hàng thì tốt nhất bạn nên đặt cách ra để dầm chính có phần cốt thép nằm ngay phần giữa của hai hàng.
Nguyên tắc bố trí cốt thép dầm theo phương dọc
Khi bố trí cốt thép dầm theo phương dọc cần lưu ý:
- Trong phần momen dương của phần cốt thép chịu dọc kéo AS tại phần phía dưới và phần momen âm ở phía trên.
- Tại những vùng đã tính toán và chọn đặt cốt thép ở tiết diện có momen lớn nhất. Bạn có thể cắt bớt một số những thanh sắt hoặc uốn chuyển vùng để giảm số lượng sử dụng các thanh thép và tiết kiệm được diện tiết diện.
- Đảm bảo rằng sau khi cắt và uốn, số cốt thép còn lại có khả năng chịu lực đủ theo momen uốn tại những điểm có tiết diện nghiêng hoặc các điểm có tiết diện thẳng góc.
- Phần cốt thép chịu lực cần phải được neo chắc chắn ở đầu mỗi thanh, xác định các đoạn neo này theo quy định ở mục neo phần dưới.
- Các cốt thép chịu lực ở phía dưới và phía trên dọc theo trục dầm có thể được đặt 1 cách độc lập hoặc được đặt phối hợp.
Mong rằng những nguyên tắc bố trí thép tăng cường trong dầm trên đây sẽ giúp các bạn thuận lợi hơn trong quá trình thi công và đạt kết quả cao nhất. Chúc các bạn thành công.