Xe số tự động là gì? Vì sao xe số tự động lại được nhiều người ưa chuộng? Hiện nay, xe số tự động đang trở nên phổ biến và phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những tài xế thì sự xuất hiện của hộp số tự động còn khá lạ lẫm. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về xe số tự động nhé!
Tìm hiểu xe số tự động là gì?
Xe số tự động là gì? Xe số tự động được biết đến là dòng xe sử dụng hộp số AT. Đây là loại hộp số có tính năng tối ưu tự sang số, phù hợp với điều kiện để vận hành xe. Các thao tác trên xe sẽ được đơn giản hóa hơn dòng xe truyền thống nhằm hỗ trợ người lái tập trung quan sát và xử lý tình huống một cách nhanh nhạy.
Phần lớn các dòng xe ô tô hiện nay đều được trang bị hộp số tự động cho hệ thống lái. Thông thường, xe số tự động sẽ có từ 5 đến 7 cấp số. Số cấp càng cao sẽ mang lại khả năng tiết kiệm nhiên liệu lớn.
Khác với dòng xe truyền thống, xe số tự động là phiên bản nâng cấp vì thế các vị trí và thao tác trên bộ điều khiển đều khá mới. Để có thể vận hành xe an toàn, bạn cần am hiểu và nắm rõ vị trí của từng ký hiệu của cần số. Cụ thể là:
- P – Parking: Đây là ký hiệu dùng cho việc đỗ và khởi động xe. Trường hợp cần số để ở sai vị trí sẽ không có tác dụng.
- R – Reverse: Ký hiệu này biểu thị cho chế độ lùi xe. Khi xe cần lùi và người lái cần duy trì tốc độ chậm rãi khi sử dụng. Hoặc bạn có thể kết hợp chân phanh khi lùi xe để đảm bảo an toàn.
- N – Neutral: Ký hiệu này dùng khi kéo, đẩy hoặc đem xe đi bảo dưỡng.
- D – Drive: Đây là ký hiệu được nhiều người lái sử dụng thường xuyên. Khi bạn lái nhả chân phanh một cách từ từ, xe sẽ tiến hành dịch chuyển về phía trước. Nếu bạn nhả chân ga xe sẽ tăng tốc.
- M – Manual: Kí hiệu này biểu thị cho chế độ số cơ, số bán tự động. Xe sẽ vận hành như hộp số thông thường và cho phép chuyển số linh hoạt.
- L – Low: Kí hiệu này được hiểu là chế độ số thấp. Tùy vào mỗi loại xe mà số thấp sẽ giúp xe có khả năng về số 2 hoặc chuyển về số L.
Đánh giá ưu nhược điểm dòng xe số tự động
Ưu điểm xe số tự động
Ưu điểm đầu tiên của dòng xe này đó chính là dễ sử dụng. Hộp số được thiết kế thuận tiện, dễ lái và không tốn quá nhiều thao tác khi lái. Từ đó, người lái có thể tập trung lái xe mà không tốn quá nhiều thời gian khi di chuyển trong thành phố. Với những thao tác đơn giản, người lái xe chỉ việc khởi động máy và di chuyển. Trên cần số còn có các chế độ lùi xe, số N, số tiến hoặc tăng giảm số chỉ với nút lẫy trên vô lăng.
Bên cạnh đó, xe số tự động không có chân côn. Bạn không cần lo lắng việc xe bị tắt máy khi côn gấp hay tốc độ bao nhiêu. Mọi công việc đó đã có hệ thống thiết bị điện tử được trang bị tại xe xử lý. Tuy nhiên, bạn không được nhầm lần giữa chân ga và phanh.
Ngoài ra, xe số tự động còn ít xảy ra trường hợp chết máy hoặc bị giật khi thay đổi số. Với những người mới lái xe lần đầu sẽ không phải lo lắng việc xe có chết máy giữa đường hay không.
Nhược điểm của xe số tự động
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời trên đã khiến biết bao người tiêu dùng ưa chuộng. Thế nhưng xe số tự động mang lại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, xe số tự động tạo nên cảm giác nhàm chán khi lái xe. Bởi người lái không chủ động được việc điều khiển xe, tạo nên một cảm giác lệ thuộc vào hộp số tự động.
Thứ hai, khi di chuyển đường dài xe số tự động tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn xe số thông thường. Sở dĩ như vậy là do hộp số tự động được cài đặt sẵn các vòng tua máy cao. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng tốn nhiên liệu.
Thứ ba, giá thành và chi phí bảo dưỡng cho các dòng xe số tự động cao hơn xe số sàn thông thường.
Thứ tư, xe không chủ động được cấp số. Vì thế khi vượt các phương tiện cùng chiều không dứt khoát và tạo cảm giác thiếu an toàn. Phần lớn các xe số tự động đều có dung tích dưới 2 lít và công suất 150 mã lực nên không đủ sức khi tăng tốc. Trường hợp khi di chuyển trên các cung đường đèo có dốc cao sẽ rất nguy hiểm bởi phanh số tự động không đem lại hiệu quả cao.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm trả lời cho câu hỏi xe số tự động là gì?. Hy vọng bài viết đã mang đến bạn những thông tin bổ ích nhất về dòng xe tự động này.