Một số kinh nghiệm lựa chọn kết cấu thiết kế móng nhà 2 tầng

Kết cấu thiết kế móng nhà 2 tầng đây là một bộ phận kết cấu kỹ thuật nằm dưới cùng của công trình. Dưới đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm lựa chọn kết cấu thiết kế móng nhà 2 tầng.

Kinh nghiệm lựa chọn kết cấu thiết kế móng nhà 2 tầng

Để lựa chọn kết cấu thiết kế móng nhà 2 tầng dưới đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn 5 kinh nghiệm như sau:

thiết kế móng nhà 2 tầng

Khảo sát tình hình địa chất

Đây là một trong những công việc đầu tiên vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc bố trí và lựa chọn phương án thiết kế móng nhà 2 tầng. Những công đoạn thi công tính toán tải trọng của ngôi nhà đều căn cứ trên nền địa chất thực tế này.

Lựa chọn một phương án thiết kế móng nhà phù hợp nhất

Nếu như nhà của bạn xây trên một nền đất bình thường thì bạn nên lựa chọn những móng nhà bằng. Còn nếu như nền đất chỗ bạn cứng cáp khá tốt thì bạn có thể lựa chọn phương án đó là kết cấu móng đơn. Và một trường hợp nữa đó là công trình của bạn nằm trên ao hồ hay địa chất yếu, hay bị lún thì lúc này bắt buộc bạn phải thiết kế công trình kết cấu với móng cọc. 

Quá trình thi công phải tuân thủ theo thiết kế

Những bước ở phần trên bạn đã tiến hành khảo sát và lựa chọn được một phương án thiết kế phù hợp với địa chất của công trình. Tiếp theo trong giai đoạn này bạn cần phải chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và tiến hành thi công đúng như thiết kế ban đầu để đảm bảo tải trọng cho toàn bộ kết cấu của công trình.

Tiến hành chọn nguyên vật liệu thi công móng tốt

Kết cấu thiết kế móng nhà 2 tầng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như tuổi thọ của công trình. Vậy nên khi đã chọn được phương án thiết kế phù hợp thì bạn cần đầu tư thời gian để chọn nguyên vật liệu thi công. Nguyên vật tư gồm có: sắt thép, xi măng, đá, gạch, cát, sỏi… nên chọn loại có chất lượng khá trở nên. Việc này nhằm đảm bảo tuyệt đối việc chịu tải trọng của ngôi nhà. Phần móng nhà là phần bạn không thể nhìn thấy được nhưng đó chính là phần nền tảng, gốc rễ quan trọng để mang lại sự bền vững cho ngôi nhà.

Lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp

Tiêu chí đánh giá một nhà thầu thi công chuyên nghiệp thể hiện ở kinh nghiệm trong nghề và chất lượng ở những công trình mà họ đã thi công trước đó. Bạn không nên quan tâm nhiều quá đến giá cả mà bỏ qua phần kinh nghiệm cùng với chất lượng công trình mà họ mang lại. Nếu như giá cả cao mà chất lượng công trình đảm bảo thì cũng rất xứng đáng. Nếu không mọi hậu quả về sau rất khó khắc phục và phải tốn nhiều chi phí để sửa chữa.

Nếu còn thắc mắc gì bạn có thể bình luận ở phần dưới.

Các loại kết cấu thiết kế móng nhà 2 tầng phổ biến nhất hiện nay

Móng băng

thiết kế móng nhà 2 tầng
Móng băng

Đây được xem là phương án điển hình của những mẫu kết cấu thiết kế móng nhà 2 tầng. Móng băng là kiểu móng có phần chân mở rộng và chạy dài theo những trục cột để tạo thành một khối đế vững chắc. Móng bằng phù hợp với những vùng có điều kiện địa chất yếu hoặc bạn cũng có thể áp dụng cho những vùng có địa chất bình thường.

Thông thường thì móng bằng có 3 loại chủ yếu đó là: móng băng cứng, móng băng mềm và móng băng kết hợp. Khi lựa chọn kiểu móng bạn cần phải dựa trên nền đất cũng như là phương án thiết kế cụ thể đã được phân tích ở trên.

Móng bè

thiết kế móng nhà 2 tầng
Móng bè

Đây là loại móng thi công trải rộng trên nền đất dưới công trình và giúp làm giảm áp lực cho toàn bộ công trình. Một điều nữa đó là loại móng này thường được sử dụng cho các công trình có địa chất yếu và dễ bị lún. Tuy nhiên thì loại móng này cũng ít thông dụng hơn loại móng bằng.

Móng đơn

Vì là kết cấu chỉ là móng đơn vậy nên kiểu móng này có tác dụng chịu được tải trọng nhẹ với kết cấu đơn giản. Nó thường được sử dụng cho những công trình có nền nhà khá chắc chắn và chịu được tải trọng tốt. Tuy nhiên thì trên thực tế loại móng này cũng ít được sử dụng trong các mẫu thiết kế nhà nói chung.

Móng cọc

thiết kế móng nhà 2 tầng
Móng cọc

Kết cấu này được thi công trên các công trình đầu cọc và tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các đài móng, giằng móng và cả cọc thi công. Từ đó chúng sẽ tạo nên một kết cấu vô cùng chắc chắn. Kiểu móng này thường được dùng cho các địa hình yếu, dễ bị sụt lún và địa hình phức tạp.

Lời kết

Trên đây là bài viết một số kinh nghiệm lựa chọn kết cấu thiết kế móng nhà 2 tầng. Hãy thường xuyên theo dõi những bài viết mới nhất để cập nhật thông tin bổ ích khác nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *